Độ đèn xe máy là thú vui của rất nhiều anh em đi xe. Ảnh: Internet
- Giúp cho chiếc xe trở nên lung linh và đặc biệt hơn khi di chuyển vào ban đêm
- Hỗ trợ thêm thông tin cho người lái qua các hệ thống đèn báo được bổ sung trên đồng hồ
- Tăng khả năng chiếu sáng, cho ánh sáng tốt hơn
- Tăng dấu hiệu nhận biết khi xe di chuyển trên đường dù ở khoảng cách xa
- Việc độ đèn xe máy quá sáng có thể gây tai nạn giao thông
- Những loại bóng đèn độ cho đèn pha hầu hết là những loại bóng không có dây tóc. Chúng không bị ảnh hưởng bởi những rung động bên ngoài nên cho khả năng chiếu sáng rất lớn, đến 2.000 giờ. Con số này gấp 4 lần so với bóng halogen thông thường. Do đó, khi chiếu sáng nó sẽ phát ra một loại ánh sáng trắng tương tự như ánh sáng ban ngày. Việc sử dụng bóng có công suất quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều của người tham gia giao thông xung quanh, nhất là người đi đối diện.
- Bóng đèn độ được bán tràn lan trên thị trường, nhiều loại không có nguồn gốc rõ ràng. Điều này dễ khiến người dùng mua phải bóng kém chất lượng, dễ dẫn đến việc cháy nổ, thiếu an toàn.
- Độ đèn xi-nhan sẽ ảnh hưởng đến bộ khởi động của động cơ. Bộ khởi động và bộ chấn lưu sẽ phải bị ngắt mạch rồi khởi động lại. Việc này diễn ra liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn.
- Dễ làm hệ thống điện của xe bị chập.
Độ đèn xe máy sẽ làm tăng công suất tải của hệ thống điện, do đó, để việc độ đèn an toàn trước tiên cần độ lại hệ thống điện. Việc này sẽ giúp tăng sức tải của hệ thống điện dù bạn có lắp vô số thứ đèn lên xe.
Cần lựa chọn bóng đèn đảm bảo chất lượng
Vậy nên, trước khi độ đèn xe máy đảm bảo được mức tải bạn cần tính toán cẩn thận công suất dàn điện một các hợp lý. Nếu chỉ lắp 1 đến 2 bóng đèn có công suất nhỏ thì không cần làm lại hệ thống điện. Tuy nhiên, nếu bạn lắp nhiều bóng và có công suất lớn thì cần làm lại hệ thống điện để đảm bảo an toàn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đèn với vô vàn giá bán. Loại đèn nhập khẩu sẽ có giá bán khá đắt, khoản từ 2,3-7 triệu đồng. Ngược lại, đèn kém chất lượng sẽ có giá rẻ hơn, từ 200.000-1.000.000 đồng. Việc sử dụng đèn kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm: nhiệt lượng bóng tỏa ra cao nhưng lỗ thoát nhiệt bị bít nên dễ gây ra tình trạng cháy nổ.
Ngoài ra, việc nối dây và điều chỉnh hệ thống điện cũng không phải là việc làm đơn giản. Đồng thời, nếu nối dây không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhất là việc tháo lắp đèn có công suất không phù hợp với bình điện xe đang sử dụng. Thêm việc nối dây thiếu an toàn dễ dẫn đến việc bị chập, cháy nổ.
Trước khi lắp đèn, bạn cần tìm hiểu điện trong bình ắc quy có đảm bảo công suất cho đèn mới không. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các chi tiết khác trên xe như: còi, đèn xi-nhan, hệ thống khởi động… Nghiêm trọng hơn là khiến xe bị chết máy khi đang vận hành.
Độ đèn xe máy có rất nhiều phức tạp đòi hỏi tính tỉ mỉ và cẩn thận.
Bước 1
Tháo rời kính và chóa đèn zin của xe, sau đó tách phần chóa đèn và lớp kính bên trong. Để tháo ở bước này, bạn cần hơ nóng lớp keo ở mép đèn và tháo các lẫy là được.
Bước 2
Bỏ các lớp lúp nhựa nguyên bản và giữ lại lớp chóa nhựa bên ngoài để thuận tiện cho việc tạo hình. Sử dụng lớp chóa bên ngoài để tạo khuôn cho dải đèn LED. Tiếp theo là làm sạch các chi tiết liên quan cần thiết.
Bước 3
Cắt bỏ bề mặt zin của chóa ngoài, sau đó mài nhẵn và làm sạch. Bề mặt vừa làm sạch dùng để ghép với tấm mica có độ dày vừa phải và đánh nhẵn.
Bước 4
Tạo hình cho dải đèn LED theo sở thích cá nhân. Ở bước này, bạn cần dùng máy tính để thiết kế và tùy chỉnh theo sở thích. Sau đó, in thiết kế ra giấy decal mỏng rồi dán lớp decal này lên khuôn. Để tạo được khuôn, bạn nhúng cả khuôn và giấy decal vào dung dịch tẩy rửa sau đó đem phơi khô.
Bước 5
Khi lớp decal đã khô, bạn bóc đi các phần thừa để tạo được hình ảnh mong muốn. Sau đó, dùng sơn phun dạng bình để phủ lên phần khuôn. Tác dụng của lớp sơn này là ngăn cản ánh sáng ở phần thừa ra. Để khô trong khoảng 10 đến 15 phút.
Bước 6
Trong thời gian chờ sơn ở lớp khuôn được khô, bạn định vị lại dải đèn LED ở bên trong chóa đèn bằng keo dán chuyên dụng và keo chịu nhiệt. Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao vì nó quyết định việc hoạt động của hệ thống đèn sau này.
Bước 7
Nếu bạn cần nối một dải đèn LED mới chung với hệ thống đèn trên xe thì cần sử dụng máy nối. Dải đèn LED này sẽ chịu sự rung động lớn nên việc nối cần sự cẩn thận và tỉ mỉ.
Bước 8
Sau khi khuôn đã khô, loại bỏ lớp decal còn lại và dùng dung dịch làm sạch tấm mica. Sau đó, làm cho các đường nét thiết kế sắc nét và nổi bật hơn.
Bước 9
Ghép phần khóa đèn và khuôn lại với nhau. Trước khi cố định chúng lại thành một khối, bạn hãy kiểm tra lại ánh sáng của đèn cho cho hiệu quả tốt không.
Bước 10
Sau khi kiểm tra mọi thứ kỹ càng, tiến hành lắp phần kính ngoài của cụm đèn LED. Sau đó, sử dụng máy hấp để lắp toàn bộ ‘cục đèn’ lên xe.
Như vậy, sau 10 bước chỉn chu là ta đã có một hệ thống đèn hoàn toàn mới, đẹp mắt.
Trên đây là những lưu ý khi độ đèn xe máy và cách tự độ đèn LED xe máy ngay tại nhà. Chúc bạn có được một dải đèn như ý cho ‘chiến mã’ của mình.